Đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt

Xem video bài học

Nội dung bài học: “Đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt”

1. Ngữ hệ (Time 0:00 – 0:40)

Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Đảo còn tiếng Hàn thuộc ngữ hệ Altaic. Dưới đây là các ngôn ngữ gần gũi với tiếng Hàn và tiếng Việt.

Ngữ hệ trong tiếng Hàn

2. Phát âm (Time 0:40 – 02:38)

Phụ âm trong tiếng Việt được chia thành cặp đối lập là âm hữu thanh và âm vô thanh. Âm vô thanh lại chia thành âm bật hơi và không bật hơi. Còn phụ âm tiếng Hàn chia thành ba loại là âm thường, âm căng và âm bật hơi. Trong tiếng Việt không có âm xát.

Tiếng Việt có 4 âm mũi bao gồm cả âm ngạc cứng ‘ɲ’. Nhưng trong tiếng Hàn chỉ có âm môi ‘m’, âm răng ‘n’ và âm ngạc mềm ‘ŋ’.

Trong tiếng Việt, âm ‘ㄹ-l’ không thể xuất hiện ở vị trí âm cuối. Nhưng trong tiếng Hàn, âm ‘ㄹ-l’ có thể đứng ở vị trí âm cuối như trong các từ ‘달, 말, 딸’.

Trong tiếng Hàn, khi phụ âm cuối của âm tiết trước gặp phụ âm đầu của âm tiết sau sẽ xảy ra hiện tượng đồng hóa.

Phát âm trong tiếng Hàn 1

Trong từ tiếng Hàn, nếu phụ âm cuối của âm tiết trước gặp nguyên âm đứng sau. Thì âm cuối đó được chuyển sang âm sau để phát âm.

Phát âm trong tiếng Hàn 2

3. Ngữ pháp bài học: “Đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt”

3.1 Trật tự từ (Time 02:44 – 04:54)

Trật tự từ cơ bản

Tiếng Việt là ngôn ngữ có trật tự từ SVO (chủ ngữ + động từ + tân ngữ). Còn tiếng Hàn có trật tự từ SOV (chủ ngữ + tân ngữ + động từ).

Trật tự từ cơ bản trong tiếng Hàn 1

Trong trường hợp có từ bổ nghĩa và từ được bổ nghĩa. Về cơ bản trong tiếng Việt, tính từ làm nhiệm vụ bổ nghĩa sẽ đứng sau danh từ hoặc đại từ nhân xưng. Nhưng tiếng Hàn thì ngược lại.

Trật tự từ cơ bản trong tiếng Hàn 2

Giống như từ ‘ở nhà’. Những từ kết hợp với danh từ để biểu thị thời gian hoặc địa điểm (ví dụ: ở). Trong tiếng Việt sẽ đứng trước danh từ nhưng trong tiếng Hàn lại đứng sau danh từ.

Trật tự từ cơ bản trong tiếng Hàn 3

Giống như trường hợp nói ‘nhà của bạn’. Khi biểu thị người sở hữu và vật sở hữu, trong tiếng Việt từ ‘nhà’ đứng trước, từ ‘bạn’ đứng sau. Nhưng trong tiếng Hàn lại ngược lại.

Trật tự từ cơ bản trong tiếng Hàn 4

Với biểu hiện ‘muốn ngủ’ như trong tiếng Việt. Động từ chính sẽ đứng sau trợ động từ (thành tố phụ) còn tiếng Hàn có thứ tự ngược lại.

Trật tự từ cơ bản trong tiếng Hàn 5

Đối với cấu trúc phủ định, giống như cụm ‘đừng ăn’ trong tiếng Việt. Từ biểu thị ý phủ định sẽ đứng trước động từ nhưng trong tiếng Hàn, từ biểu thị ý phủ định lại đứng sau động từ.

Trật tự từ cơ bản trong tiếng Hàn 6

3.2 Ngữ pháp và cách biểu hiện (Time 04:54 – end)

Tiếng Việt biểu thị thời thể quá khứ/ hiện tại/ tương lai và tiếp diễn/ hoàn thành bằng từ vựng. Nhưng tiếng Hàn biểu thị các ngữ pháp này bằng các yếu tố ngữ pháp đứng sau động từ.

Trật tự từ cơ bản trong tiếng Hàn 7

Trong tiếng Việt có thể sử dụng cùng một từ cho đối tượng đang thực hiện hội thoại hoặc chủ ngữ của câu. Nhưng trong tiếng Hàn, do phép kính ngữ rất phát triển nên phải sử dụng từ theo tuổi tác, địa vị xã hội hoặc mối quan hệ thân thiết giữa hai người.

Trật tự từ cơ bản trong tiếng Hàn 8

Tiếng Việt biểu thị từ đơn vị nhỏ nhất dần dần đến đơn vị lớn hơn. Trái lại tiếng Hàn biểu thị từ đơn vị lớn nhất đến đơn vị nhỏ nhất.

Ngữ pháp và cách biểu hiện trong tiếng Hàn 1

Ngoài ra, tiếng Việt viết thứ tự ‘ngày/ tháng/ năm’ nhưng tiếng Hàn viết thứ tự là ‘năm/ tháng/ ngày’.

Ngữ pháp và cách biểu hiện trong tiếng Hàn 2

Bài học liên quan: “Đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt – Bài 01”


Giới thiệu bộ chữ tiếng HànGiới thiệu bộ chữ tiếng Hàn – (한글 소개) – Bài 02


Xem thêm cùng chuyên mục


Giáo trình tự học Tiếng Hàn QuốcGiáo trình tự học Tiếng Hàn Quốc – (60 Bài) x 2 Quyển


Tài liệu Tiếng HànTài liệu Tiếng Hàn


Học Tiếng HànHọc Tiếng Hàn


Xem thêm video bài học tại kênh Youtube của: Tiếng Hàn Online


Bản quyền thuộc sở hữu của: HRD Korea

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x